[COLOR=rgb(0, 0, 0)]Có ý kiến cho rằng món hủ tiếu sa tế như một chứng tích hảo thực Hoa phối hợp với gia vị Ấn. Những người Hoa gốc Triều Châu đã tài tình đúc kết tinh hoa từ hai nền văn hóa ẩm thực riêng biệt để tạo nên một món ngon hấp dẫn chỉ có thể tìm thấy ở Sài Gòn.


Sa tế, từ một hỗn hợp phụ gia của người dân Mã Lai gốc Ấn, đã hình thành nên một dòng chảy ẩm thực hết sức riêng biệt với các món sốt ớt, thịt nướng... hấp dẫn. Khi du nhập vào Sài Gòn, các đầu bếp người Hoa đã khéo léo cân chỉnh, foody gia giảm một số gia vị cơ bản nhằm hãm bớt mùi hồi nồng đặc trưng cũng như vị cay xé lưỡi, đồng thời phối trộn thêm một số gia vị khác để hình thành một phiên bản sa tế rất riêng của Sài Gòn.

Món hấp dẫn nhất của sa tế Sài Gòn có thể kể đến tô hủ tiếu sa tế nóng hổi cùng mùi thơm phức lan tỏa từ nồi nước sa tế nghi ngút khói nấu bằng bột đậu phộng cùng thật nhiều gia vị đăc trưng như đại hồi, tiểu hồi, thảo quả, foody đinh hương, quế chi, cà ri, nghệ...


Anh Tiết Quang Huy, người kế nghiệp của Quang Ký, bên cạnh nồi sa tế thơm lừng
Người sành ăn Sài Gòn thường tìm món hủ tiếu sa tế trong Chợ Lớn. Một trong những tiệm bán món này lâu đời nhất có thể kể đến Quảng Ký nằm ở số nhà 117 Triệu Quang Phục (quận 5), của ông Tiết Chân Quảng.

Khi lưu lạc đến Sài Gòn vào những năm 60 của thế kỷ trước, sau khi đã trải qua bao nhiêu nghề nghiệp nhưng không thành công, ông chuyển sang bán hủ tiếu sa tế và được đông đảo thực khách hưởng ứng. Có thể nói, món hủ tiếu sa tế của địa điểm ăn uống Tiết Chân Quảng nổi danh không kém gì so với hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Sa Đéc hay Mỹ Tho ở Sài Gòn thời đó.

Bí quyết thành công của tô hủ tiếu sa tế Quảng Ký nằm ở chỗ, ông Quảng đã điều chỉnh liều lượng của ớt trong công thức sa tế nguyên thủy, đồng thời và phối trộn với các gia vị khác như tôm khô, đậu phộng, tỏi, sả để tạo nên phiên bản sa tế thơm ngon, mang đủ vị cay, chua, béo, mặn, ngọt cùng mùi thơm đặc trưng quyến rũ từ nồi sa tế nóng hổi.


Hủ tiếu thập cẩm với long bò cũng hấp dẫn không kém[/COLOR]