Do nhà ở xã hội thường có giá rẻ nên những dự án này thường thu hút rất nhiều khách hàng. Đặc biệt là những người trẻ hoặc những người có thu nhập thấp.
Tuy nhiên do giá thành rẻ nên chất lượng nhà ở xã hội còn hạn chế, khách hàng nên cân nhắc kỹ. Vậy người mua nhà ở xã hội năm 2019 cần lưu ý điều gì?

Xem thêm: Phương pháp đăng tin nhanh chóng hiệu quả về bđs hiệu quả nhanh chóng

Đối tượng được mua nhà ở xã hội
Do nguồn cung về nhà ở xã hội còn hạn chế nên không phải ai cũng có thể mua được nhà ở xã hội. Các khách hàng của những dự án này phải thuộc 1 trong 5 đối tượng sau:

  • Người có thu nhập thấp
  • Người thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo tại khu vực đô thị
  • Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp
  • Là sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan…
  • Là cán bộ, công chức hoặc viên chức

Tuy nhiên những đối tượng khách hàng mua nhà ở xã hội phải bị ràng buộc bởi những điều kiện sau:
  • Người chưa từng mua hoặc sở hữu nhà ở, đất đai ở thành phố đang sở hữu dự án.
  • Người mua phải không đóng thuế thu nhập cá nhân thường xuyên.
  • Người mua phải có sổ hộ khẩu/KT3/xác nhận tạm trú tại thành phố trên 1 năm.
  • Trong trường hợp không có sổ hộ khẩu thì phải bổ sung hợp đồng lao động trên 1 năm và xác nhận tham gia BHXH tại thành phố đang làm việc và sinh sống trên 1 năm.

Hồ sơ mua nhà ở xã hội cần những gì?
Nếu khách hàng đang có ý định mua nhà ở xã hội thuộc nhóm đối tượng và điều kiện đã nêu trên thì bước tiếp theo họ cần phải làm đó chính là làm hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội. Chủ đầu tư dự án sẽ trình hồ sơ lên Sở xây dựng thành phố – nơi có dự án đang hình thành. Cụ thể hồ sơ sẽ bao gồm:
  • Đơn đăng ký mua nhà ở xã hộ.
  • Chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước công dân
  • Hộ khẩu/ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
  • Giấy chứng nhận đối tượng
  • Giấy xác nhận tình trạng nhà ở

Một số quy trình về chuyển nhượng và thế chấp nhà ở xã hội
Trong một vài trở lại đây, khi mua nhà ở xã hội, chủ nhà không được phép thế chấp (không tình trường hợp thế chấp ngân hàng để mua chính nhà ở xã hội đó) và chỉ được thực hiện chuyển nhượng nhà ở sau 5 năm.
Sau 5 năm, chủ căn hộ có thể bán nhà/ chuyển nhượng lại căn hộ cho người khác. Nhưng chủ nhà mới cũng sẽ không được bán nhà trong 5 năm kể từ ngày mua. Trong trường hợp cho thuê, bên thuê cũng không được cho thuê lại.
Vì đây là những điều kiện bắt buộc khi mua nhà ở xã hội. Do đó nếu ai đang có ý định đầu tư những dự án này phải cân nhắc và lưu ý. Tất cả các giao dịch chuyển nhượng, cho thuê nhà ở xã hội trái quy định trên đều phải bàn giao lại cho đơn vị quản lý, bằng không sẽ bị cưỡng chế thu hồi. Do đó, nếu bạn muốn đầu tư nhà ở để sinh lời thì nên cân nhắc rất kỹ lưỡng.

Nguồn: https://tapchidiaoc.org/mua-nha-o-xa...luu-y-dieu-gi/